Nghịch lý trong Thiết kế, cải tạo bệnh viện ở Việt Nam

Sai tiêu chuẩn: Để thiết kế dự án bệnh viện các kiến trúc sư phải tuân thủ những tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng riêng cho bệnh viện.
Tuy nhiên một số tiêu chuẩn này thường ảnh hưởng đến diện tích sử dụng, tốn kém hoặc những lý do nào đó mà khi công trình hoàn thiện lại không đạt được tiêu chuẩn. Những ví dụ điển hình thường thấy.

Tiêu chuẩn cầu thang

  • Cầu thang chính của bệnh viện theo tiêu chuẩn mỗi vế thang chiều rộng không nhỏ hơn 2,1m, chiều rộng chiếu nghỉ thang không nhỏ hơn 2,4m. Nhưng thực tế rất ít dự án đạt được tiêu chuẩn này.
  • Mật độ xây dựng theo tiêu chuẩn được phép xây dựng từ 30-35%. Thông thường các chủ đầu tư xây dựng luôn vợt con số này. Ở đây còn có một điều gây tranh cãi trong tiêu chuẩn 365 – về thiết kế bệnh viện. Nếu tiêu chuẩn chi ghi tối đa 35% mật độ xây dựng thì chúng ta hiểu được rằng chỉ cần thoả điều kiện dưới 35% là đạt. Còn ở đây ghi trong khoản từ 30-35% vậy tối thiểu phải xây dựng 30%. Nếu một chủ đầu tư có một khu đất dự án khá rộng và chỉ cần xây dựng 20% đủ, điều này thực sự chủ đầu tư thật sự bối rối trước tiêu chuẩn này, tuy nhiên hiện nay chỉ cần xây dưới 35% là được cấp phép.
  • Phòng Mổ, phòng sạch: hiện nay theo tiêu chuẩn hiện hành và con số thống kê đa số các phòng mổ, phòng sạch tại các bệnh viện cũ đều không chuẩn.
  • Chiều cao tầng: để tiết kiệm tài chính một số chủ đầu tư không đáp ứng được, hoặc kiến trúc sư không nắm rõ về tiêu chuẩn, hoặc công trình được chuyển đổi công năng thành bệnh viện
  • Vật liệu sử dụng: rất nhiều dự án bệnh viện hiện nay sử dụng sai vật liệu, đặc biệt là những dự án cũ, như phòng mổ vẫn còn xài gạch ốp tường, sàn.

Thiết kế cửa mở ngược chiều và dùng vật liệu sai.

Kiến trúc sư không chuyên lĩnh vực thiết kế bệnh viện.

Hiện nay tại Việt Nam không có đào tạo chuyên ngành Kiến trúc thiết kế bệnh viện. Mà đào tạo chung cho mọi thiết kế. Riêng bệnh viện là một trong những công trình phức tạp từ công năng đến quy trình. Ngày xưa khi đào tạo kiến trúc sư cần 7 năm, nay chỉ còn 5 năm, thêm nữa hiện nay các trường ồ ạt đào tạo kiến trúc sư, và khi ra trường lại ít được tiếp xúc với dự án bệnh viện. Nên việc kiến trúc sư am hiểu về bệnh viện tại Việt Nam là không nhiều. Ở trong ngành y bác sĩ được học theo chuyên ngành mình chọn như bác sĩ đa khoa, chuyên khoa, nội, ngoại, răn hàm mặt, phụ sản … Nhưng ngành kiến trúc thì không có, nên chăng là có thêm giấy chứng nhận đào tạo, hoặc chứng chỉ thiết kế những công trình đặc thù: bệnh viện, trường học, bảo tàng, công trình ngầm ….

Thiết kế cửa kho mở vào ?

Chưa hoạt động đã hỏng, hoặc đập sửa lại.

Đây là một trong những nghịch lý lớn tại Việt Nam, dự án xây dựng chưa đưa vào hoạt động đã hỏng với nhiều lý do tuy nhiên ở đây chỉ nói về vấn đề thiết kế.

  • Thiết kế không am hiểu điều kiện khí hậu địa phương để lựa chọn giải pháp kiến trúc phù hợp. Và các vật liệu phù hợp với địa phương đó dẫn đến tình trạng chưa xài đã hư ví dụ: Nơi luôn có khí hậu lạnh, mưa nhiều độ ẩm cao không nên xài sàn gỗ công nghiệp.
  • Thiết kế không tính trước việc đưa thiết bị vào công trình: một số máy móc trong bệnh viện không dễ để đưa vào nếu không có tính toán phương án trước dẫn đến việc khi thiết bị đưa vào thì phải đập phá, sau đó mới xây lại hoàn thiện.
  • Thiết kế sai tiêu chuẩn: trường hợp này gặp rất nhiều ở dự án bệnh viện tại Việt Nam. Có lần chúng tôi đi thi công hoàn thiện phòng mổ thì đơn vị thiết kế chỉ 20m2 một phòng, trong khi tiêu chuẩn tối thiểu là 36m2. Nếu có hoàn thiện cũng không được cấp phép hoạt động. Vì thế phải đập phá và ghép 2 phòng thành 1. Vừa mất số lượng phòng mổ, vừa tốn kém tài chính và tiến độ của dự án.

Thiết kế phòng cho thân nhân.

Ở các nước có dịch vụ y tế phát triển thì một giường bệnh nhân luôn kèm theo một chỗ để thân nhân nghỉ lại. Nhưng tại Việt Nam khi đi vào các bệnh viện lớn hiện nay chúng ta đều thấy ngay cảnh thân nhân nằm la liệt ở đủ mọi nơi trong bệnh viện. Truyền thống của người Việt là 1 bệnh nhân luôn có 2 đến 3 người thân nhân chăm sóc dẫn đến tình trạng luôn quá tải thân nhân. Vì thế hiện nay các bệnh viện đều quy định một bệnh nhân chỉ được 1 thân nhân ở lại, tuy nhiên khi ở lại thì nơi ngủ của thân nhân lại không được đề cập đến trong thiết kế mà chỉ là tạm bợ. Một số bệnh viện có xây dựng phòng ngủ tập thể cho thân nhân tuy nhiên mô hình này lại không thành công vì bởi lẻ thân nhân luôn muốn ở cạnh bệnh nhân. Với việc quá tải bệnh nhân như hiện nay thì việc thiết kế thêm vị trí cho thân nhân là không khả thi đối với những bệnh viện đang hiện hữu.Còn những dự án bệnh viện mới thì lại không nghĩ đến.

Để tránh những điều đáng tiếc cho dự án bệnh viện tại Việt Nam các chủ đầu tư nên tìm đến những công ty có chuyên môn về thiết kế bệnh viện để được tư vấn. Dưới đây là một số hình ảnh được cung cấp bởi công ty Xuân Vy. Một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực tư vấn thiết kế bệnh viện tại Việt Nam.

Bài và ảnh: KTS CHÂU PHẠM PHƯỚC HOÀI