– KIẾN TRÚC SƯ CHUYÊN THIẾT KẾ DỰ ÁN VỀ Y TẾ.
Thiết kế bệnh viện phòng khám và một dự án khó, phải đúng quy trình hoạt động. Nếu kiến trúc sư không chuyên và không thường xuyên sẽ không thể nắm bắt. Ở chuyên ngành bệnh viện có một đặt điểm khá khó khăn cho các kiến trúc sư thiết kế đó là quy trình hoạt động. Ví dụ như quy trình hoạt động 1 chiều phòng mổ, quy trình đường đi đồ sạch, đồ bẩn, v…v… Quy trình sinh đẻ từ lúc vào sinh đến lúc nhận trẻ có cả một quy trình khép kín mà hầu hết các kiến trúc sư hoàn toàn không nắm rõ. Ngoài ra còn rất rất nhiều quy trình khác ở mỗi khoa khác nhau mà ở đây tôi không thể đề cập hết được điển hình vài khoa (Khoa thanh trùng, khoa chẩn đoán hình ảnh, nội soi v.v… Thông thường các kiến trúc sư sẽ thông qua góp ý của Bác sĩ chuyên ngành, tuy nhiên việc kết nối giữa các khoa phòng chức năng để hỗ trợ nhau cũng quan trọng không kém. Nó cũng góp phần rất quan trọng trong việc điều trị bệnh nhân. Nhưng thông thường phòng sinh sản phải nằm cùng tầng hoặc sát khoa phẫu thuật, để tiện trong việc cấp cứu cho những trường hợp sinh khó…
Vì vậy việc chuyên sâu trong dự án y tế là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên để kiến trúc sư đi theo chuyên ngành thì không nhiều và thậm chí là gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận nó.
Kiến trúc sư của Kiến trúc bệnh viện học tập và làm việc tại Đài Loan.
– TÌM HIỂU VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KHÍ HẬU VÀ TẬP QUÁN ĐỊA PHƯƠNG.
Tại sao chúng tôi đưa mục này vào đây, bởi lẻ sau nhiều năm đi cải tạo bệnh viện, phòng khám trên khắp đất nước Việt Nam chúng tôi nhận ra có một điều căn bản nhất mà các kiến trúc sư không quan tâm đó là điều kiên tự nhiên và khí hậu tại địa phương. Tùy theo vùng đất khí hậu địa phương mà ta lựa chọn phương hình thức cũng như vật liệu cho bệnh viện sao cho phù hợp nhất. Như vùng Cao Nguyên thường khí hậu ẩm thấp, khí lạnh nên có thể mở rộng tối đa không gian để lấy nắng và gió, và mái nên chọn là mái ngói để tránh ẩm thấp, vật liệu chọn không nên là sàn gỗ nhân tạo hay giấy dàn tường rất dễ bong tróc. Còn miền Trung đặc trưng dễ nhận biết nhất là mùa mưa kéo dài lựa chọn sao cho phù hợp là cả một quá trình tìm hiểu. Ngoài ra miền Bắc có khí hậu khá khắc nghiệt, ngoài ra một số vùng còn chịu ảnh hưởng gió Lào, để phù hợp và tiết kiệm cho chủ đầu tư chúng ta phải lựa chọn kết hợp sao cho hài hòa giữa hệ thống lạnh trung tâm và hệ thống thông gió tự nhiên.
Một ví dụ điển hình nhất là tôi từng thấy một dự án tại Lâm Đồng lắp hệ thống máy nước nóng năng lượng mặt trời, và chúng ta dễ nhận thấy là sẽ không có nước nóng để xài khi cần, gây lãng phí rất lớn cho Chủ đầu tư và không cần thiết.
Phong tục tập quán là mỗi địa phương có những thói quen hình thành trong cuộc sống từ trước giờ. Và để thay đổi phong tục đó là không thể một sớm một chiều vì vậy cũng phải hiểu để lựa chọn giải pháp kiến trúc cho phù hợp và tiện lợi cho bệnh nhân tại địa phương.
Một dự án thiết kế và đi vào hoạt động (Link)
– HỢP NHẤT Ý TƯỞNG CỦA BÁC SĨ VÀ KIẾN TRÚC SƯ THÀNH PHƯƠNG ÁN HOÀN HẢO.
Sau nhiều năm thiết kế bệnh viện và làm việc với hơn 100 Bác sĩ khác nhau tôi khẳng định là không có một thiết kế mẫu nào là chuẩn cho Bệnh Viện hay phòng khám cả. Chỉ là chuẩn theo quy định của Bộ y tế và một số quy trình bắt buộc theo chuẩn. Còn thực tế nhiều Bác sĩ có những ý kiến riêng, quy trình riêng, hay một ekip nào đó. Nên khi thiết kế làm sao biến những ý tưởng đó thành hiện thực mà đúng quy định đó mới là hoàn hảo. Nên nhớ rằng mỗi dự án bệnh viện hay phòng khám đều khác nhau, hoàn toàn không có một mẫu chung, nên vì thế không thể một mình Kiến trúc sư, hay một mình Bác sĩ có thể hình thành một dự án. Để một dự án trở nên hoàn hảo và chuẩn mực phải có sự kết hợp của người sử dụng và đơn vị thiết kế.
KTS. Phước Hoài