Công nghệ sinh học xử lý nước thải bệnh viện

Trong nước thải từ các bệnh viện, phòng khám đa khoa,… có chứa rất nhiều thành phần nguy hại gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, khâu xử lý nước thải là một trong những khâu vô cùng quan trọng trong giải pháp bảo vệ môi trường và cuộc sống của con người tránh khỏi sự nguy hại mà nước thải y tế mang lại.

Sơ lược về nước thải bệnh viện

Nước thải trong các bệnh viện, phòng khám,… phần lớn bắt nguồn từ nhà vệ sinh, khu vực rửa khử trùng dụng cụ y tế, căn tin, nước thải từ phẫu thuật, giặt giũ,… Bên cạnh đó, còn có một số ít nước thải từ các hoạt động như in chụp X-quang, các chất phóng xạ lỏng và bệnh phẩm. Tuy chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng nước thải từ khu vực này rất nguy hại do chứa nhiều chất độc hại, nồng độ kháng sinh và các vi khuẩn gây bệnh cao. Ngoài ra, nước thải bệnh viện có chứa nồng độ Amoni vượt tiêu chuẩn xả thải gấp 8 lần, nếu lượng nước thải này thải ra môi trường bên ngoài sẽ gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng như: nước kênh hôi thối, phú dưỡng hóa,…

Tất cả những điều này cho thấy, nếu nước thải từ bệnh viện không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái trong nguồn nước và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, tạo ra các nguy cơ ô nhiễm và lây lan dịch bệnh cho cộng đồng. Cụ thể, các chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nước trong ao hồ và ngấm vào lòng đất, tích lũy tồn đọng trong nguồn nước ngầm,… Và nước bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh được dùng để tưới cho hoa màu, rau cải hoặc chăn nuôi,… Từ đó dẫn đến dịch bệnh cho con người và vật nuôi.

Công nghệ sinh học trong xử lý nước thải từ bệnh viện, phòng khám,…

Từ nhiều năm qua, vấn đề xử lý nước thải bệnh viện như thế nào cho hiệu quả, triệt để đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các chuyên gia và xã hội. Theo đó, để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi các bệnh viện, phòng khám đa khoa,… cần ứng dụng công nghệ xử lý sinh học trong xử lý nước thải.

Xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ sinh học AO

Trên đây là hình ảnh bao quát về quy trình công nghệ sinh học AO trong xử lý nước thải. Vậy cách hoạt động của quy trình này như thế nào?

Đầu tiên, nước thải được dẫn qua hệ thống gom nước về hố thu nước thải (được xây dựng để thu nước thải từ các vị trí xả thải trong bệnh viện). Tại hố thu này được gắn 2 bơm chìm hoạt động luân phiên để bơm nước từ hố thu về bể điều hòa. Tùy theo mực nước, máy bơm chìm hoạt động để bơm nước thải về bể điều hòa, thông qua hệ thống ống dẫn đưa nước về bể điều hòa.

Chức năng của bể điều hòa nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ dòng nước tránh làm sốc tải đối với các hệ thống xử lý sinh học tiếp theo. Bể điều hòa được thiết kế với thời gian >12h đảm bảo nguồn nước luôn ổn định về lưu lượng và nồng độ. Ngoài ra, bể điều hòa cũng có tác dụng lắng sơ bộ để lắng toàn bộ các cặn lơ lửng trong nước thải để tránh ảnh hưởng tới các quá trình xử lý về sau. Bể điều hòa được lắp 2 bơm để đưa nước thải từ bể điều hòa sang xử lý ở bể sinh học thiếu khí.

Quá trình xử lý sinh học thiếu khí mục đích nhằm khử triệt để lượng Amoni trong nước thải. Tại đây, các vi sinh vật thiếu khí (cần ít oxy để sinh trưởng) thích hợp sẽ được cấy vào để khử Nitrat và khử một phần COD, BOD. Bể sinh học thiếu khí được khuấy trộn bằng bơm bùn tuần hòa giúp đẩy lượng khí Nitơ ra khỏi dòng thải.